KHỐI KTPHR-ĐDNK
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KHỐI KTPHR-ĐDNK

HỌC MÀ CHƠI, CHƠI MÀ HỌC
 
Trang ChínhLIVE TO SHAREGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tìm hiểu về PHR

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
[SU]
Đại Thống Lãnh
Đại Thống Lãnh



Nữ
Tổng số bài gửi : 110
Age : 35
Học lớp : CN KTPHR 08
Registration date : 24/11/2008

Tìm hiểu về PHR Empty
Bài gửiTiêu đề: Tìm hiểu về PHR   Tìm hiểu về PHR I_icon_minitimeTue Jan 20, 2009 9:42 pm

Phục hình răng
Phục hình răng là một hình thức điều trị nhằm phục hồi một hay nhiều răng đã mất (hoặc mất chất nặng không thể sửa chữa bằng cách trám răng), đem lại thẩm mỹ và chức năng cho bệnh nhân.



Phục hình cố định:


Các răng phục hồi được tựa lên thân răng hoặc chân răng thật còn lại và gắn cố định trong miệng. Phương pháp phục hình này đem lại sự thoải mái và tự tin cho người sử dụng. Phục hình cố định có thể là từng đơn vị riêng lẻ (gọi là mão răng) hay nhiều đơn vị liên kết để mang các răng mất (gọi là cầu răng).
Mão răng dùng để bao bọc hoàn toàn xung quanh răng bị mất chất nhằm bảo vệ, tái tạo hoặc cải thiện màu sắc của thân răng.


Để thay thế cho một hay nhiều răng mất, cầu răng là một hình thức điều trị có thể được chỉ định. Khi đó các răng thật ở hai đầu răng mất sẽ được dùng làm trụ để mang răng mất.
Để thực hiện một mão hay cầu răng, Bác sĩ phải mài phần thân răng nhỏ lại để tạo chỗ cho phục hình.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà Bác sĩ sẽ giữ cho thân răng sống (còn tủy) hay phải tái tạo thân răng bằng một chốt đặt trong ống tủy hay một thân răng giả đúc khác.
Vật liệu dùng trong phục hồi cố định có thể là:

- Kim loại (Ni-Crôm, Titan, Au…)
- Sứ - kim loại : sứ được đắp trên một sườn kim loại
- Toàn sứ

Phục hình tháo lắp:


Cũng là một hình thức điều trị nhằm thay thế cho các răng bị mất nhưng không gắn cố định mà được tháo ra, lắp vào. Lúc đó các răng giả sẽ tựa lên các răng thật (thông qua hệ thống móc) và cả lên mô xương hàm (thông qua nền hàm).
Các răng bị mất có thể từng phần (phục hình bán hàm) hay toàn bộ (phục hình toàn hàm).
Vật liệu dùng cho phục hình tháo lắp có thể hoàn toàn là nhựa Acrylic (phục hình nền nhựa) hay kết hợp với một khung bằng kim loại (phục hình khung bộ).

Phục hình tháo lắp thông qua phần nướu giả có thể nâng đỡ cơ mặt đem đến vẽ thẩm mỹ nhất là ở các răng phía trước, dễ thực hiện, dễ vệ sinh, chi phí thấp. Tuy nhiên với đặc tính tháo lắp và tương đối cồng kềnh nên không đem đến cho người sử dụng sự thoải mái, tiện nghi và đòi hỏi thời gian để thích nghi với phục hình. Thêm vào đó, các móc lộ ra khi cười cũng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ.


Hàm liên kết (ATTACHMENT) :

Là sự phối hợp của phục hình tháo lắp và cố định, nối với nhau bởi các phần dương và âm. Nhờ vậy, khung liên kết sẽ vững ổn hơn, chống lại sự xoay khi ăn nhai, và không cần phải sử dụng móc. Loại phục hình này được chỉ định cho một số trường hợp cần thẩm mỹ cao, và trong một số kiểu mất răng điển hình.

Phục hình răng sứ:


Một phục hình tốt trong miệng phải đạt được các mục tiêu: thẩm mỹ chức năng và tương hợp sinh học tốt với môi trường miệng.
Hai loại vật liệu thường được kết hợp để cùng lúc thỏa mãn được hai yêu cầu trên là : kim loại (làm sườn bên trong tạo độ vững chắc) và sứ (phủ bên ngoài tạo độ thẩm mỹ).

Kim loại để làm sườn cho sứ có thể là Ni-Crôm (kim loại thường), Titan, Au (quý kim)...
Tuy nhiên không phải kim loại nào cũng tương hợp tốt với nướu và đạt những yêu cầu cao về thẩm mỹ của sứ (như độ chiết quang, độ phản quang...). Phục hình toàn sứ đã đáp ứng những yêu cầu trên. Cercon là tên thương mại của một loại phục hình toàn sứ có sườn bằng hợp chất mà thành phần chủ yếu là ZrO2, là sản phẩm mới nhất của tập đoàn sản xuất nha khoa Dentsply.
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/smilver
vicconxauxi
Binh nhì
Binh nhì
vicconxauxi


Nữ
Tổng số bài gửi : 38
Age : 36
Học lớp : CNPHR2006
Registration date : 26/11/2008

Tìm hiểu về PHR Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về PHR   Tìm hiểu về PHR I_icon_minitimeFri Feb 06, 2009 1:56 am

nhóc có tinh thần tìm hiểu quá ta?
Về Đầu Trang Go down
http://blog.timnhanh.com/vicconxauxi
 
Tìm hiểu về PHR
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KHỐI KTPHR-ĐDNK :: GÓC HỌC TẬP :: Nha Khoa tham khảo-
Chuyển đến